Hello, mình là Trịnh Khôi đây (Founder của trinhkhoihub.com), mình không có gì nhiều ngoài kiến thức, kinh nghiệm thực chiến trong cái nghề viết này cả.
À! Hiển nhiên là mình chỉ tự tin ở mức độ chất lượng các sản phẩm mình đã làm ra thôi chứ không có ý tự nhận giỏi hơn ai đâu.
Mình xuất phát điểm là dân MMO (Make Money Online) từ năm 2017, bắt đầu tự học Digital Marketing kể từ đó và thật sự nghề chọn người, mình bén duyên với nghề viết vào năm 2019 và nó đã giúp mình có được rất nhiều thành quả khác nhau (kinh nghiệm, cơ hội và cả tiền bạc) cho đến tận hôm nay.
Và việc bạn đang đọc Ebook này cũng như cách mà bạn biết đến mình cũng là cách mình xây dựng thương hiệu qua những gì mà mình đã học được qua chừng ấy năm.
Điểm danh qua một vài website đã từng “in dấu vân tay” của mình nha: Kiemtiencenter, KTcity Blog, Trinhkhoi.com, Gamefinity, Catonchain (ở đây thì bạn tìm đọc những bài viết của Jason – biệt danh của mình)…
Ngoài ra, mình từng có 1 đội ngũ chuyên về dịch vụ content với hàng trăm bài viết SEO cho website đã tạo ra, nhưng vì tính bảo mật cho khách hàng nên mình không tiết lộ được địa chỉ website.
Bạn có muốn làm Freelancer?
Giải thích dễ hiểu thì Freelancer là những người làm công việc tự do về thời gian cũng như không gian làm việc, họ sẽ không bị ràng buộc về những thứ như khi còn đi làm 8 tiếng ở các công ty.
Tiền mà họ kiếm cũng sẽ không đến từ lương, thưởng mà thay vào đó sẽ tính theo hợp đồng làm việc với khách hàng, có thể là số lượng hoặc ăn theo % hoa hồng tùy vào chiến lược thương hiệu.
Mình cũng đang trong thị trường này nên mình nhận thức được tiềm năng thật sự mà nó mang lại ở hiện tại và cả tương lai, các job freelance chiếm phần lớn tổng thu nhập mỗi tháng của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn thật sự là 1 người mới bắt đầu chưa có bất kỳ kiến thức hay kinh nghiệm gì trong ngành, thậm chí bạn là 1 người chuyển từ lĩnh vực khác sang, thì lời khuyên của mình là hãy TẠM DỪNG ý nghĩ tham gia vào thị trường freelance.
Bởi vì thị trường này không phải nơi để bạn thử nghiệm và thực tập, nó là chiến trường mà bạn phải chứng minh được thực lực của bản thân trong vô vàn những đối thủ nặng ký khác để có được những hợp đồng “béo bở”.
Biết sao không, các thương hiệu họ đã tìm đến các bạn Freelancer nghĩa là họ muốn sản phẩm của mình phải đạt chất lượng tốt nhất nên việc họ tìm & lựa chọn 1 người có chuyên môn cao là chuyện dễ hiểu.
Tóm lại thì bạn nên đi theo lộ trình bài bản, khi nào đã đủ cứng về chuyên môn rồi thì hãy nhảy sang làm Freelancer thì cũng chưa muộn, nhưng cũng đừng lâu quá nha :D.
Content và Freelancer?
Từ đây mình sẽ có 2 ý như vầy.
Đầu tiên chính là việc khi bạn trở thành 1 Freelancer thì để bạn có được khách hàng thì trọng tâm mọi thứ vẫn sẽ nằm ở content (nội dung).
Cách mà bạn chứng minh bản thân là người có năng lực hay cách mà bạn muốn khách hàng tìm đến mình thì cũng cần phải có chiến lược xây dựng nội dung để lan tỏa thương hiệu của bạn là 1 người có chuyên môn trong ngành.
Hay thậm chí là bạn muốn trở trở thành 1 người làm nội dung (content writer, copywriter, content creator…) thì với cái thị trường mà 1m2 hết 9 người làm content thì bạn quay lại bài toán trên, cần phải có “định hướng phát triển nội dung để xây dựng thương hiệu và tiếp cận được khách hàng tiềm năng”.
Vâng… Vâng… còn rất nhiều thứ, nhưng nhìn chung lại thì với 1 xã hội phát triển như hiện nay thì mọi thứ bạn tiếp cận mỗi ngày đều là content và việc bạn viết tốt thì đó chính là sự khởi đầu cho 1 sự bùng nổ của bạn trong tương lai.
Viết là khởi đầu của mọi sự "bùng nổ"
Bất kể bạn muốn làm dạng content nào đi chăng nữa thì viết vẫn là “cái nôi” mà bạn cần phải trau dồi và cải thiện mỗi ngày.
Ví dụ:
- Bạn muốn làm nội dung dạng video thì cũng cần phải biết cách lên kịch bản, đường dây đi như thế nào để tạo ra được 1 nội dung chất lượng và mang lại hiệu quả.
- Bạn muốn làm kênh podcast thì cũng cần phải biết cách tổng hợp lại toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm từ trong đầu ra giấy, móc nối chúng lại với nhau để tạo ra 1 nội dung âm thanh chất lượng.
- …
Thật sự phải thừa nhận là viết thì ai chả viết được, nhưng viết thế nào để người khác cảm được, ra được đúng chuyển đổi mong muốn thì đó là cả 1 quá trình học – làm và tối ưu mỗi ngày.
Một trong những việc quan trọng mà bạn cần phải làm trước khi đặt tay lên và “gõ phím”, đó chính là khâu research (nghiên cứu): về tài liệu, đối thủ cạnh tranh, phân tích đọc vị được nhu cầu của người đọc…
Chi tiết hơn thì mình có đề cập đến trong chuỗi 51 videos “Hành trang để trở thành cây viết cực phẩm và kiếm trên $1000/tháng”.
Đừng ngại viết chỉ vì không đủ kinh nghiệm
Đây là câu hỏi mình nhận được rất nhiều, đặc biệt là các bạn mới bắt đầu từ con số 0 hoặc những bạn trái ngành chuyển qua lĩnh vực này.

Đừng đợi đủ kinh nghiệm mới viết, hoàn toàn không có chuyện này đâu, bạn phải làm thì nó mới ra kinh nghiệm, còn không tất cả chỉ là những sự ảo tưởng.
Ảo tưởng kinh nghiệm là việc bạn sẽ đo chúng bằng thời gian chứ không bằng chất lượng chuyên môn của bản thân phát triển qua từng ngày.
Tóm lại thì bạn muốn phát triển thì phải song hành với việc viết, đừng tự ti chỉ vì bản thân còn quá ít kinh nghiệm, bản thân mình trước kia cũng như bạn, thậm chí xuất phát điểm của mình còn thua xa bạn.
Muốn đúng thì phải sai trước, sai nữa và tiếp tục sai … nhưng sai thì phải biết sửa thì cái sai đó mới mang lại giá trị và khi bạn đạt đến cảnh giới của chữ “Đúng” thì “quả ngọt” sẽ tự dâng đến bạn.
Cũng đừng ngại vì sợ phán xét
Nếu bạn còn đang ngại việc chia sẻ hay ngại việc thiếu kinh nghiệm thì chứng tỏ bạn đang có vấn đề về tâm lý, hay nói cách khác là bạn đang sợ người khác phán xét về mình.
Trước đây mình cũng vậy, sợ bạn bè đánh giá, sợ họ hàng bàn ra vô không hay về mình rồi sợ bố mẹ gia đình ở nhà lo lắng và buồn về mình, đủ thứ sợ trên đời.
Nhưng mình có 1 câu thân chú trị dứt điểm mỗi khi mình quyết định chia sẻ 1 vấn đề gì đó “cứ làm đi có chết đâu mà sợ”, không biết bạn thế nào chứ với mình thì mình sợ chết nhất nên nếu không có gì vượt qua nỗi sợ đó nữa thì mình chả còn sợ gì.
Bạn cứ viết, cứ chia sẻ, biết nhiêu chia sẻ bấy nhiêu, bạn chỉ học mà không thực hành thì lấy đâu ra kinh nghiệm, cho nên “đừng sợ bố con thằng nào cả”.
Khởi đầu như thế nào cho ngon lành?
Thời gian đầu bạn đừng quan trọng là phải chọn thế nào cho đúng mà chỉ cần lựa chọn cho được 1 hướng để làm.
Vì cái nghề làm nội dung này bạn hoàn toàn có thể rẻ sang hướng khác ngon lành khi kinh nghiệm đã vững.
Lấy 1 minh chứng để bạn dễ hình dung được: mọi thứ mà bạn đang tiếp cận ngày nay về chữ viết, video hay âm thanh thì cốt lõi mọi thứ vẫn xoay quanh trọng tâm là nội dung.
Cho nên, thời gian đầu bạn hãy xác định nên theo hướng nào liên quan đến content, chẳng hạn như: copywriting, content writing, blogger, content creator…
Thôi thì mình cho bạn định hướng từ đầu luôn: Content writing hoặc Copywriting.
Còn về blogger hay rộng hơn là content creator thì nên để khi nào bạn đã vững về kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã rồi hãy “đá số” sang sau.
Những kỹ năng quan trọng của 1 cây viết cần phải có
Ngoài việc đảm bảo được chuyên môn – chuyên ngành trong lĩnh vực mà bạn hoạt động và đi sản xuất nội dung, thì về cơ bản 1 cây viết sẽ cần trang bị tối thiểu là 4 kỹ năng sau:
1. Kỹ năng research
Bạn sẽ đi nghiên cứu từ khóa chính cho bài viết, đối thủ, tài liệu thông tin, sau đó đi phân tích về nhu cầu của người đọc, dựa vào đó bạn sẽ biết outline (dàn bài) cần những gì và khi đó bài viết của bạn sẽ được “sản sinh” ra nhanh nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
2. Kỹ năng viết
Chia thành 3 giai đoạn trước, trong và sau khi viết bài.
- Trước: Đó chính là kỹ năng research ở trên.
- Trong: Dựa vào tài liệu, thông tin, “bộ khung” về insight user đã có, bạn sẽ đi theo outline đã lên và đi phân tích thêm những luận điểm của chủ đề, lúc này bài viết của bạn sẽ có sự khác biệt.
Ví dụ: Mình có biệt danh là Jason ở trên website Catonchain, bạn cứ lên đó đọc các bài mình đã viết thì sẽ thấy được điểm nhấn thương hiệu mà mình đã tạo ra.
- Sau: Tối ưu SEO cho bài viết (đây là kỹ năng mình nói ở mục tiếp đây).
3. Kỹ năng SEO
SEO rất rộng và nó được xem là 1 bộ môn “khá khoai” nhưng vô cùng thú vị nếu bạn có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành (cả ăn hành luôn nha :))).
Bạn cứ hiểu đơn giản bản chất của SEO (Search Engine Optimization) là tổng hợp những việc bạn cần làm để tối ưu website, bài viết phù hợp với những tiêu chí mà các nền tảng tìm kiếm đưa ra, giúp bạn có được vị trí xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Để có được những thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm 1 từ khóa nào đó trên Google thì bạn phải tối ưu lại về website cũng như nội dung để Google dựa vào đó đánh giá và xếp hạng.
Với 1 cây viết, đặc biệt là các bạn content writer trên website thì bắt buộc phải có kỹ năng tối ưu SEO cho bài viết (hay còn được gọi là viết content chuẩn SEO).
Về quy trình viết như thế nào để lên được top google thì mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn trong chuỗi 51 videos.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Hiển nhiên rồi, thời gian đầu với bất kỳ 1 cây viết nào cũng phải cày, phải viết rồi nhiều mới cải thiện được cả tính chuyên môn, chuyên ngành và tư duy theo chiều hướng tốt hơn.
Lúc này bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian làm việc, sinh hoạt cá nhân 1 cách hợp lý để không bị vướng vào vòng lẩn quẩn “trì hoãn, lười và chậm phát triển”.
Mình nhớ trước kia 1 ngày mình phải viết khoảng đâu đó 5000 từ, khủng khiếp :)))
Hiện tại mình vẫn viết, tốc độ nhanh hơn rất nhiều nhưng mình viết ít hơn và sẽ tập trung vào việc “quản lý” và “lên kế hoạch” phát triển cho các chiến dịch và dự án.
5 cách kiếm tiền gia tăng thu nhập cho dân viết lách
Ngoài việc bạn sẽ trở thành content writer, copywiter và kiếm tiền thông qua các cách như làm ở công ty hay freelance. Song song đó bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 content creator, xây dựng thương hiệu cá nhân trên mọi nền tảng và bắt đầu đi khai thác nhiều hướng kiếm tiền khác nhau, chẳng hạn như:
- Affiliate Marketing: Hay còn được gọi là tiếp thị liên kết, nghĩa là bạn sẽ nhận được hoa hồng theo % khi có ai đó đăng ký hoặc mua hàng thông qua đường link của riêng bạn.
⇒ Đây cũng là hình thức đã giúp mình kiếm được $10,000 đầu tiên.

2. Referral Program: Cũng tương tự như affiliate, thì đây cũng là hình thức giới thiệu người khác đăng ký thông qua đường link (hoặc mã riêng của bạn) và bạn sẽ nhận phần thưởng hoặc theo % thu nhập từ người đăng ký. Nhưng tiềm năng thì không bằng Affiliate Marketing.
⇒ Đây là hình thức mang về cho mình khoảng $100 – $200 mỗi tháng (hoàn toàn thụ động).

3. Booking: Khi kênh của bạn đạt đến 1 lượng người theo dõi nào đó thì sẽ có các nhãn hàng liên hệ với bạn để đặt quảng cáo, giá thì phụ thuộc vào chủ đề cũng như lượng follower của từng kênh.
4. Google Adsense: Này thì kiếm không bao nhiêu, chỉ những kênh có lượng người theo dõi vài triệu thì mới mong có dư được với cách này, nhưng có còn hơn không, bạn có thể liệt kê cách này vào luôn trong danh sách kiếm tiền của mình.
5. Kinh doanh online: Khi bạn có lượng người theo dõi đủ lớn thì hoàn toàn có thể biến thể thêm cách kiếm tiền khác với kinh doanh, có thể là sản phẩm vật lý hoặc sản phẩm số.
Hiển nhiên bạn muốn kiếm tiền với những cách trên thì cũng sẽ xoay quanh những nền tảng như website/blog hay các mạng xã hội khác như Fanpage, Instagram, Youtube hay cả Tiktok. Tuy nhiên, vẫn quay lại bài toán ban đầu, các chiến dịch muốn hiệu quả thì trọng tâm vẫn nằm ở content.
Cách làm cũng như quy trình phát triển như thế nào thì mình cũng đã có chia sẻ ở trong chương 3 trong chuỗi 51 video “Hành trang để trở thành cây viết cực phẩm và kiếm trên $1000/tháng”.
Cơ hội nằm ở thương hiệu cá nhân
Tài sản của dân content hiện nay nằm ở thương hiệu cá nhân, vì vậy bạn nên tập trung tối đa vào việc này.
Lên kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân sao để phù hợp với định hướng của bạn cũng như chủ đề hay sản phẩm mà bạn muốn mang đến cho cộng đồng sau này.
Xây dựng thương hiệu thì có 2 trường phái: lộ mặt hoặc ẩn danh (case study này thì bạn cứ nhìn web5ngay là rõ).
Thật ra nói thương hiệu cá nhân cho cao siêu vậy thôi, khi mà bạn đã có kế hoạch xây dựng đa kênh rõ ràng từ website/blog, Youtube, Tiktok, Fanpage, Group, Instagram, Twitter,… cho đến thời điểm mà bạn được nhiều người biết đến trong 1 lĩnh vực nào đó thì bạn đã có thương hiệu cá nhân.
Về quy trình và cách làm thì mình có rất nhiều hướng khác nhau nhưng sẽ xin chia sẻ ở dịp sau ha 😀 Cứ follow Facebook cá nhân hoặc Fanpage của mình để hóng.
Bonus: Làm nội dung trong lĩnh vực Blockchain
Khi nhắc đến Blockchain ở hiện tại thì đa số cũng đều chỉ hướng về đầu tư tài chính hay chỉ đích danh là Cryptocurrency (tiền mã hóa).
Nhưng ít ai chia sẻ với bạn về tiềm năng thật sự của việc sáng tạo nội dung trong lĩnh vực Blockchain.
Mình nêu sương sương các tiềm năng dể bạn có thể thấm được nha:
- Lương cho các vị trí content trong Blockchain sẽ cao hơn 10-20% so với mặt bằng chung.
- Hoa hồng hay phần thưởng cho các chương trình Affiliate, Referral cũng sẽ cao hơn rất nhiều, điển hình là từ năm 2017 đến nay rất nhiều người đổi đời với chiến dịch Referral của sàn crypto Binance.
- Khi bạn đã tự xây dựng được thương hiệu cá nhân vừa đủ thì giá booking cũng sẽ khá cao, phụ thuộc vào chất lượng nội dung và chuyển đổi mà bạn mang lại. Mình đã từng gặp được case study chỉ với 15k sub Youtube thôi nhưng giá trị booking cho mỗi video lại lên đến $1,500.
- …
Bản thân mình vẫn đang hoạt động trong môi trường Blockchain và thật sự mà nói tiền chỉ là thành quả thôi, còn lại thì mình vẫn tin vào tương lai mà Blockchain mang lại, rộng hơn nữa sẽ là thế hệ Internet tiếp theo mà ở hiện tại nhiều người vẫn hay gọi là Web3 (Web 3.0).
Đó là lý do mình cho ra đời chuỗi 51 video mang tên Crypto Writing nhưng trong đó chủ yếu mình định hình cho bạn về cách làm nội dung trong lĩnh vực Blockchain, và hiển nhiên là không chia sẻ làm giàu và kêu gọi đầu tư gì đâu.
Khóa này của mình cơ bản vẫn tập trung chia sẻ về Content là nhiều nên về Blockchain hay crypto liên quan mình đều đề cập đến rất ít, nó sẽ không ảnh hưởng gì đến trải nghiệm của bạn nếu bạn vẫn muốn học đơn thuần về nghề viết content.
Sau khóa học mình còn sẽ hỗ trợ thêm bạn ở Group cũng như sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất liên quan.
Tạm biệt
Mặc dù chỉ là Ebook nhưng nếu bạn thấm được tất cả những thông tin và tư duy mà mình mang đến từ đầu đến giờ thì cũng có thể giúp bạn phát triển rất nhiều rồi (nhưng chỉ có số ít là có thể).
Tất cả gì mình chia sẻ trong Ebook này chỉ là 1 phần mình muốn chia sẻ miễn phí đến cộng đồng, còn lại đều là kinh nghiệm thực chiến mà mình đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức và cả tiền bạc vào để có được thì hãy cho mình xin phép được đóng gói lại thành 1 sản phẩm trả phí.
Có rất nhiều người quen khi mình cho họ trải nghiệm trước khóa học này họ đều chửi mình là “bao nhiêu kiến thức, chất xám này mà lại bán cái giá đó… cho không người ta hả?”.
Đúng thật, dự định của mình ban đầu chỉ chia sẻ khoảng 5 tiếng học thôi, nhưng tính mình mỗi khi chia sẻ gì thì đều rất hăng nên thành quả là ra cả 10 tiếng đồng hồ, nhưng không sao giúp được gì cho cộng đồng các bạn đam mê làm nội dung có thể phát triển được là mình sẽ hết mình.
Thôi thì tâm sự gì thì hẹn gặp bạn trong group hỗ trợ học viên của mình ha. Bye!