“Sau 13 năm thì tiền mã hóa vẫn chưa thật sự có mục đích sử dụng giá trị gì cho cuộc sống con người”.
Đây là 1 trong những sự chỉ trích mà minhf đã nghe được từ nhiều nguồn tin tức, người quen cũng có hay thậm chí là đến từ cả những CEO các công ty lớn.
Đứng ở vị trí là 1 người đã tham gia thị trường crypto trong 6 năm qua, đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tích cực và tiêu cực đều hội tụ đủ, chứng kiến nhiều sự phát triển vượt bậc của tiền mã hóa.
Thật sự theo mình thì đây đều là những nhận định mang tính cá nhân 1 chiều, không có bất kỳ sự kiểm chứng nào, sai hay đúng thì cần phải đi phân tích giải quyết vấn đề và mình chắc chắn những nhận định kiểu thế này sẽ tạo ra 1 vòng lẩn quẩn về sự tiêu cực cho cộng đồng.
Cùng nhìn lại sứ mệnh của Bitcoin
Nhắc đến tiền mã hóa thì phải nhắc đến Bitcoin, nó không phải đồng tiền mã hóa đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất này nhưng là đồng tiền thành công nhất, là cái tên bảo chứng khi nhắc đến thị trường crypto.
Kể từ khi lần đầu được debut trước công chúng qua whitepaper được chắp bút từ chính nhân vật tạo ra Bitcoin là Satoshi Nakamoto thì không có bất kỳ đề cập hay tuyên bố nào về tính ứng dụng hay mục đích sử dụng thật sự của Bitcoin.
Còn khi đem ra bàn cân với những đối thủ khác như Ethereum hay Solana đều được công bố lộ trình và chúng có mục đích ứng dụng rõ ràng ngay từ đầu chẳng hạn như hợp đồng thông minh.
Lúc này hãy cùng đếm ngược quay về quá khứ và mốc là năm 2022: Bitcoin (13 năm tuổi), Ethereum (7 năm tuổi), Solana (2 năm tuổi) thì thật không công bằng khi so sánh Bitcoin với 2 cái tên này, kẻ đến sau luôn có lợi thế hơn.
Đó là về anh đại Bitcoin nhưng khi gom chung lại thành tiền mã hóa thì có khác biệt hơn gì không?
Tiền mã hóa vẫn làm tốt nhiệm vụ
Ngoài việc là các dự án crypto vẫn còn tồn đọng rất nhiều vấn đề và cần thời gian để khắc phục và phát triển tốt hơn.
Còn lại phải thừa nhận là tiền mã hóa thật sự đến tận hôm nay vẫn có mục đích sử dụng giá trị trong cuộc sống con người, và trong đó đáng chú ý nhất là giao dịch tiền tệ, nghĩa là bạn có thể mua hàng và chuyển tiền từ bất kỳ đâu, bất cứ khi nào, miễn là bạn ở trên Trái Đất.

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng việc không thể can thiệp, không có sự tham gia của chính phủ thì yếu tố phi tập trung gần như là “xấu xa” trong mắt nhiều người, đó là lý do mà rất ít quốc gia nào dám hợp pháp hóa Bitcoin.
Nhưng hãy hướng đến việc ứng dụng khác là các khoản vay, bạn có thể vay tiền mà không phải thông qua bất kỳ ngân hàng nào với các thủ tục vô cùng phức tạp và rườm rà, bạn chỉ cần đưa ra các tài sản thế chấp và sẽ nhận được khoản tiền vay với lãi suất cực hời.
Mặc dù thời gian gần đây có nhiều giao thức cho vay gặp 1 số trục trặc nhưng về cơ bản thì chúng vấn đang hoạt động tốt.
Bất kỳ nơi đâu tiềm năng trong không gian blockchain thì đều có mặt của hacker và các giao thức cho vay cũng không ngoại lệ, nhưng phải thực tế thừa nhận rằng các khoản vay tiền mã hóa thế này nên được đưa vào mục đích sử dụng có giá trị.
Ngoài ra, sẽ còn có nhiều các mục đích sử dụng khác nhau, chằng hạn như:
- Filecoin – giải pháp lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên công nghệ blockchain
- Lab DAO – thị trường mở cho các phòng thí nghiệm
- Radicle – phiên bản Github phi tập trung.
- Helium – tạo điều kiện cho các thiết bị IoT (Internet of Thing) có thể kết nối và tương tác với Internet an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
- Toucan – Tín dụng Carbon có thể giao dịch
- Golden.xyz – Giao thức kiến thức có cấu trúc khuyến khích
Hãy nhìn về NFT
NFT (Non-Fungible Token) cũng nên được liệt kê vào mục đích sử dụng có giá trị của tiền mã hóa, bởi vì tiền mã hóa là phương tiện giao dịch giữa các tài sản NFT.
Xem bài viết này để hiểu NFT thật sự là gì?
Ở mục này mình sẽ chia ra thành 2 phần vô lý và hợp lý được tổng hợp và lấy ý kiến từ đại đa số người tham gia.
Sẽ có 2 thứ mà nhiều người cho là vô lý:
- Những người chơi game họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua các vật phẩm game trong khi họ có thể chơi nó miễn phí, chẳng hạn như mua skin trong Liên Minh Huyền Thoại hay thẻ cầu thủ trong FiFa Online.
- Nhiều người họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua các NFT nhìn rất dị hợm từ các nghệ sĩ, hay họ có thể bỏ tiền ra để mua những NFT bất động sản ảo với giá trị rất lớn.
Bất kỳ 1 vấn đề nào cũng sẽ có 2 mặt và để thấy được sự hợp lý từ những điều bất hợp lý kể trên thì có thể lấy lý do như sau:
- Người chơi bỏ tiền ra để mua vật phẩm trong game là vì họ yêu thích tựa game này, họ muốn khẳng định bản thân trong thế giới ảo, muốn chinh phục những thứ khó hơn.
- Còn về NFT từ các nghệ sĩ, nhiều người mua vì họ yêu mến thần tượng của mình. Hay những dự án NFT bất động sản trên thế giới ảo họ dám mua là vì họ muốn đón đầu xu hướng kiếm lời giống như việc bạn đầu tư bất động sản ở ngoài đời thực vậy.

Mọi lập luận và dẫn chứng đưa ra đến đây có thể xem là tạm ổn, nhưng sẽ có thêm những câu hỏi phản bác đại loại như “blockchain thật sự không có ứng dụng nào khác ngoài những gì có thể làm với cơ sở dữ liệu?”
Đừng hiểu sai về blockchain
Lập luận trên được xem là đã hiểu sai về bản chất cũng như sứ mệnh của blockchain, blockchain không phải là cơ sở dữ liệu, nhiều người nói thế là vì họ muốn đơn giản hóa cách hiểu của họ về 1 thứ phức tạp như blockchain nếu giải thích quá nhiều về mặt kỹ thuật.
Bạn có thể xem chi tiết bài giải mã blockchain Tại Đây.
Tóm lại thì mục đích chính của việc ứng dụng cuối cùng của tiền mã hóa cũng đều hướng về tính chất phi tập trung, nghĩa là sẽ loại bỏ trung gian, không ông nào có quyền lực kiểm soát về mặt dữ liệu. Tiền mã hóa có thể còn tồn đọng nhiều vấn đề tiêu cực nhưng nhận định “13 năm tiền mã hóa vẫn không có mục đích sử dụng giá trị nào” thì không hợp lý và chỉ nên được xem là 1 luận điểm.